Tẩy cáu cặn nồi hơi, lò hơi và thiết bị trao đổi nhiệt

Nguyễn Vũ 15/10/2020
tay-cau-can-noi-hoi-lo-hoi-va-thiet-bi-trao-doi-nhiet

Tẩy cáu cặn nồi hơi, lò hơi và thiết bị trao đổi nhiệt

 

Tẩy cáu cặn nồi hơi, lò hơi hay tẩy cáu cặn thiết bị trao đổi nhiệt là công việc đòi hỏi người kỹ thuật phải tỷ mỷ. Trong các hệ thống trao đổi nhiệt tình trạng cáu cặn rất phổ biến chủ yếu do các chất rắn hòa tan dưới tác dụng của nhiệt chuyển sang dạng không hòa tan và bám trên các bề mặt trao đổi nhiệt. Nếu nồi hơi không được tẩy cáu cặn đúng cách thì dễ dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn hỏng hóc, giảm tuổi thọ hệ thống. Chính vì vậy mà việc bảo trì bảo dưỡng nồi hơi lò hơi cũng cần phải được kiểm tra liên tục và hàng ngày.

 

Tẩy cáu cặn nồi hơi, lò hơi, thiết bị trao đổi nhiệt như thế nào thì đúng cách?

 

Các bạn có thể tham khảo quy trình tẩy cáu cặn nồi hơi mà bên Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hóa Chất Và Môi Trường Việt Nam chúng tôi đã thực hiện. Sau đây là các bước cụ thể:

 

Bước 1: Khảo sát lên phương án tẩy cáu cặn nồi hơi, lò hơi

 

    Để đảm bảo an toàn và hiệu quả công suất làm việc và tuổi thọ cho các thiết bị như nồi hơi, lò hơi hay các thiết bị trao đổi nhiệt thì định kỳ ta phải bảo dưỡng tẩy cáu cặn lò hơi, nồi hơi theo ngày, tháng hay năm cố định. Thời gian tẩy cáu cặn và lượng hóa chất tẩy cáu cặn lò hơi, nồi hơi thường phụ thuộc vào một số yếu tố sau:


- Thời gian làm việc hay thời gian hoạt động của thiết bị

- Tổng độ cứng của nước cung cấp

- Công suất, tần suất làm việc thiết bị

- Lượng nước tiêu thụ khi thiết bị trao đổi nhiệt hoạt động

Đặc biệt trước khi tẩy cáu cặn thì phải cho thiết bị dừng hoạt động và được tiến hành theo các bước như sau:

-  Dừng ngay việc cấp nhiệt cho nồi hơi, lò hơi hay các thiết bị trao đổi nhiệt. 

- Hạ áp trong nồi hơi, lò hơi theo đường xả đáy (trong quá trình hạ áp ta cần phải chú ý lượng nước trong nồi hơi, không được để lượng  nước cạn quá ½ nồi, khi nước cạn ta phải tiến hành bơm nước vào nồi để hạ nhiệt trong nồi từ từ đồng thời kết hợp việc xả đáy nồi hơi, lò hơi ngay.)

- Khi quá trình hạ áp và bơm nước vào nồi đã đạt yêu cầu (Áp suất trong nồi trở về 0, và nhiệt độ nước trong nồi đạt nhiệt độ thường thì ta tiến hành tháo kiểm tra nồi và tiến hành theo các bước sau:

Tháo kiểm tra trong nồi

- Xả hết lượng  nước trong nồi hơi, lò hơi.

- Khóa các van cấp hơi và van nước cấp vào nồi

- Lần lượt mở các cửa của nồi hơi để kiểm tra

- Kiểm tra cáu cặn nồi như: độ dày, độ cứng, độ đồng đều như thế nào?

- Kiểm tra chất lượng bề mặt, mức độ ăn mòn, các điểm tắc, thủng bục nếu có…

Khi các khâu chuẩn bị và kiểm tra đã hoàn tất và đảm bảo an toàn thì ta tiến hành tính toán lượng hóa chất tẩy cáu cặn lò hơi, nồi hơi cho phù hợp.

tẩy cáu cặn nồi hơi

Bước 2: Tiến hành tẩy cáu cặn nồi hơi, lò hơi 

 


Khi các khâu kiểm tra lên phương án, tính toán lượng hoá chất chống cáu cặn sử dụng thì ta tiến hành tẩy theo các bước sau:

- Đóng tất cả các van xả đáy của nồi hơi

- Khoá, đóng các cửa hở, kiểm tra độ kín khít của các gioăng (nếu có) xem đã kín chưa?

- Bơm nước sạch vào nồi với thể tích bằng 1/3 thể tích chứa nước của thiết bị

- Bơm hóa chất ức chế chống ăn mòn kim loại và hóa chất làm xốp cáu cặn

- Bơm vào nồi hoá chất chống và phá cáu cặn theo định mức đã tính toán (Bơm ½ lượng hóa chất tẩy..)

- Dừng bơm hóa chất và tiến hành bơm nước sạch vào nồi cho đến mức ½ - ¾ thể tích chứa nước của nồi thì dừng để tiếp tục bơm hóa chất tẩy cáu cặn vào nồi

- Bơm hết lượng hóa chất vào nồi

- Bơm nước sạch vào nồi (thường thường sau khi bơm hết hóa chất thì ta tiếp tục bơm nước sạch vào nồi với mức nước báo trong nồi bằng khi nồi hoạt động hoặc vừa chớm ngập mức ống thủy phía trên…)

 

Bước 3: Vận hành hệ thống tuần hoàn hoá chất và cấp nhiệt,  kiểm tra hệ thống thiết bị

 

Hoá chất khi đã cho vào thiết bị theo định mức quy định thì ta tiến hành lắp bơm tuần hoàn và cấp thêm nhiệt cho dung dịch hoá chất tẩy rửa trong thiết bị, bắt đầu tính thời gian cho công việc tẩy cáu cặn.

Chú ý: Cấu tạo của mỗi nồi hơi mà ta vận hành trong quá trình tẩy cáu cặn có thể khác nhau. Các loại nồi hơi dạng ống lửa (Nước bên ngoài ống) thì ta có thể giảm bớt công đoạn tuẩn hoàn mà chỉ cần chỉ cần cấp nhiệt bổ xung cho dung dịch trong nồi là có thể đảm bảo sự khuấy trộn, sự đồng đều của hỗn hợp dung dịch tẩy cáu cặn trong nồi mà không cần tuần hoàn hoặc ta chỉ cần tuần hoàn gián đoạn).

Khi các khâu đã thực hiện hoàn tất thì ta tiến hành tính thời gian tẩy cáu cặn, trong quá trình tẩy và nếu lắp bơm tuần hoàn thì quá trình lắp và kiểm tra trong quá trình tẩy thực hiện như sau:

- Kiểm tra lại toàn bộ các van xả, van cấp xem đã đóng kín chưa.

- Lắp bơm tuần hoàn theo quy trình: Rút nước ở dưới van xả đáy qua đường xả đáy và bơm lên đỉnh thiết bị.

- Vận hành bơm tuần hoàn theo quy trình sơ đồ đã định

- Định kỳ theo thời gian quy định ta tiến hành kiểm tra lượng hoá chất tiêu tốn đã hoà tan cáu cặn và khả năng hoà tan cáu cặn trong thiết bị....

- Gia thêm nhiệt cho dung dịch tẩy cáu cặn trong lò hơi, gia nhiệt cho đến khi nhiệt độ của dung dịch tẩy cáu cặn trong lò hơi đạt trong khoảng 80 – 900C là đạt yêu cầu

 

Bước 4: Rửa và trung hòa dung dịch tẩy

 


Khi quá trình tẩy cáu cặn đã đủ thời gian quy định thì ta tiến hành kiểm tra trước khi tháo xả dung dịch tẩy.

- Kiểm tra bằng mắt thường ( quan sát tại các cửa mở của thiết bị)

- Kiểm tra pH của dung dịch sau thời gian tẩy.

Khi các khâu kiểm tra hoàn tất và đạt yêu cầu thì ta tiến hành xả hết dịch  trong thiết bị bằng các van xả đáy. Sau khi xả hết hoá chất ta bơm nước sạch vào đầy phần chứa nước và ngâm trong 10 phút rồi xả Khi quá trình  rửa đã hoàn tất thì ta tiến hành bơm nước sạch vào thiết bị với lượng V = 1/2 thể tích. Sau đó ta cho hoá chất trung hoà vào lò hơi và tiếp tục bơm nước vào cho đầy. Ngâm trong thời gian 15 -30 phút rồi xả  hết và tiếp tục bơm nước sạch vào nồi rửa 1-2 lần thì nồi đã hoàn tất quá trình tẩy và rửa nồi.

Khi các khâu thực hiện trong việc tẩy cáu cặn hoàn tất theo quy trình thì ta tiến hành  kiểm tra nghiệm thu sau quá trình tẩy và được thực hiện theo các bước sau:

- Tháo các của kiểm tra bên trong nồi hơi

Khi các khâu kiêm tra đã hoàn tất thì ta tiến hành thử áp suất tĩnh nồi hơi. Khi mọi thông số đã đạt theo yêu cấu thì thiết bị có thể hoạt động bình thường theo quy trình Công ty đã quy định.

 

Bước 5: Tiến hành thử áp lực và vận  hành thiết bị

 

Sau khi các bước tẩy cáu cặn lò hơi, nồi hơi hay tẩy cáu cặn thiết bị trao đổi nhiệt đã hoàn tất thì ta tiến hành thử áp suất tĩnh (thử áp xuất bằng nước) thử đến áp xuất cho đến khi van an toàn bật lên và xì nước ra thì khâu thử xong;

Chú ý : Trong quá trình thử ta phải thực hiện từ từ và theo rõi kiểm tra kỹ lưỡng.

Khi các công đoạn thử áp xuất tĩnh xong thì ta tiến hành cho vận hành thiết bị theo quy trình các bước sau:

- Bơm nước vào nồi hơi, lò hơi theo định mức đã quy định từ trước.

- Vận hành thiết bị khi áp suất lên 0,5at  thì cho dừng lò 15 phút

- Vận hành thiết bị từ 0,5 – 2at thì cho dùng 20 phút

- Vận hành thiết bị từ 2at – 4at thì cho dùng nghỉ 20phút

-  Khi đã đạt yêu cầu ta cho vận hành đến áp suất cần phải sử dụng.

 

Bước 6: Kiểm tra và bàn giao

 

- Trước khi tẩy phải có bộ phận kỹ thuật phụ trách xuống kiểm tra tình trạng nồi trước và sau khi tẩy cáu cặn.

Nguồn: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ HÓA CHẤT VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Bình luận (1)
binh-luan

Etestehof

30/03/2022
Shgvtz https://oscialipop.com - Cialis Wrvpdu India 4 Pharmacy Levitra Cheap Cialis Onioyr ELECTROENCEPHALOGRAM EEG A display or recording of the electrical activity of the brain especially its nerve impulses. Zenczw scatola Kamagra Acquisto https://oscialipop.com - Cialis Ytbwfx
VIẾT BÌNH LUẬN