Vai trò và phân loại bộ quá nhiệt
Vai trò: Bộ quá nhiệt là bộ phận để sấy khô hơi, gia nhiệt cho hơi biến hơi bão hòa thành hơi quá nhiệt.
Phân loại:
– Đối với lò hơi – nồi hơi có nhiệt độ hơi quá nhiệt từ 510C trở xuống thì bộ quá nhiệt thường được đặt ở vùng khói có nhiệt độ dưới 1050C, thường là đặt nằm ngang sau cụm ống pheston. Tại đây trao đổi nhiệt giữa khói và cụm ống chủ yếu là trao đổi nhiệt đối lưu, nên gọi là bộ quá nhiệt đối lưu.
– Đối với lò hơi – nồi hơi có nhiệt độ hơi quá nhiệt cao hơn 510C, bộ quá nhiệt được đặt ở cửa ra buồng lửa, ở đây bộ quá nhiệt vừa nhận nhiệt đối lưu từ dòng khói đi qua, vừa nhận nhiệt bức xạ từ buồng lửa nên gọi là bộ quá nhiệt nửa bức xạ. Khi bộ quá nhiệt có thể được đặt ở trên trần buồng lửa hay đặt xen kẽ với các ống sinh hơi trên tường buồng lửa, ở đây bộ quá nhiệt nhận nhiệt chủ yếu là từ bức xạ của buồng lửa nên gọi là bộ quá nhiệt bức xạ. Bộ quá nhiệt bức xạ thường được dùng khi nhiệt độ hơi trên 560C.
Nguyên nhân thay đổi nhiệt độ hơi
- Do thay đổi phụ tải của lò hơi – nồi hơi, khi phụ tải tăng lên thì nhiệt độ hơi quá nhiệt giảm xuống. Khi phụ tải giảm thì nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng.
- Do dao động áp suất trong đường hơi chung. Khi áp suất trong đường hơi chung giảm thì lượng hơi ra khỏi lò hơi – nồi hơi đi vào ống góp chung tăng lên do đó tình trạng sẽ xẩy ra như khi tăng phụ tải.
- Do thay đổi nhiệt độ của nước cấp: khi nhiệt độ nước cấp tăng lên thì độ gia nhiệt nước trong các ống sinh hơi sẽ giảm, do đó nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa sẽ tăng làm cho nhiệt độ hơi quá nhiệt cũng tăng theo và ngược lại.
- Do thay đổi chất lượng nhiên liệu: khi chất lượng nhiên liệu tăng nghĩa là lượng nhiệt cấp vào buồng lửa tăng thì nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng.
- Do thay đổi hệ số không khí thừa: khi hệ số không khí thừa tăng thì nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng.
- Do đóng xỉ ở dàn ống sinh hơi, cụm Pheston: Khi đóng xỉ ở dàn ống sinh hơi, cụm Pheston thì nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng.
- Do bám bẩn trên các bề mặt đốt của lò, do ảnh hưởng của việc thổi tro bám.
- Do có hiện tượng cháy lại trong bộ quá nhiệt: Khi có hiện tượng cháy lại trong bộ quá nhiệt thì nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng.
- Do thay đổi vị trí trung tâm ngọn lửa hoặc do máy cấp than bột làm việc không đều, cấp than vào vòi phun không đều.
Nguồn: dichvulohoi.com
Agimedo
09/12/2022